Sử dụng aptomat cho điều hòa đang dần trở thành một yêu cầu thiết yếu khi lắp đặt điều hòa tại nhà, văn phòng, cơ quan hay bất kỳ địa điểm nào. Đối với những người lần đầu mua và lắp đặt aptomat cho điều hòa, bài viết sau đây sẽ là một nguồn thông tin hữu ích. BTB Electric sẽ hướng dẫn bạn cách chọn aptomat phù hợp với công suất điều hòa theo tiêu chuẩn kỹ thuật, và cung cấp những lưu ý quan trọng khi chọn mua thiết bị điện này.
Công thức chọn aptomat cho điều hòa
Nguyên tắc quan trọng nhất khi chọn mua aptomat cho điều hòa là đảm bảo dòng điện cắt mạch của aptomat cao hơn dòng điện khi điều hòa hoạt động tối đa công suất. Đây là nguyên tắc tương tự như cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình. Đầu tiên, cần tính toán công suất sử dụng thực tế của điều hòa theo công thức:
Trong đó:
I là cường độ dòng điện (A – ampe)
P là công suất tiêu thụ (W – watt)
U là điện áp (V – volt)
Nguồn điện: 1 pha – 220V
Cosφ là hệ số công suất = 0,8
Vì công thức này đã tính cả phần dự trù khi điều hòa hoạt động ở mức công suất cao, bạn có thể chọn aptomat như sau:
Điều hòa 9000BTU (công suất 2637W): aptomat 15A – 16A
Điều hòa 12000BTU (công suất 3516W): aptomat 20A – 25A
Điều hòa 18000BTU (công suất 5274W): aptomat 30A – 32A
Điều hòa 24000BTU (công suất 7032W): aptomat 40A – 45A
Điều hòa 48000BTU (công suất 14064W): aptomat 80A
Công thức thứ hai cần lưu ý khi chọn aptomat cho điều hòa là Ib < In < Iz, cụ thể như sau:
Ib: Dòng điện lớn nhất của điều hòa.
In: Dòng điện chịu tải theo thiết kế của aptomat.
Iz: Dòng điện giới hạn cho phép của dây dẫn.
Nếu chọn In > Iz, nghĩa là dòng cắt của aptomat cao hơn dòng chịu tải của dây dẫn, điều này có thể dẫn đến tình trạng dây dẫn vượt quá tải, trở nên quá nóng mà aptomat chưa kịp ngắt, gây nguy hiểm cho điều hòa và hệ thống điện chung.
Các bước lắp aptomat cho điều hòa
Nếu có thể, bạn nên gọi kỹ thuật đến lắp đặt aptomat cho điều hòa để đảm bảo mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.
Nếu bạn đã có đủ kiến thức về điện và kinh nghiệm lắp đặt các thiết bị điện, hãy tham khảo hướng dẫn sau đây từ BTB Electric:
Bước 1: Chuẩn bị aptomat cùng các dụng cụ lắp đặt và bảo hộ.
Bước 2: Ngắt aptomat tổng và kiểm tra xem đầu chờ của aptomat điều hòa có điện hay không. Chỉ tiến hành lắp đặt nếu không có điện.
Bước 3: Gắn aptomat vào tường bằng vít và bắt nở (thường aptomat điều hòa sẽ gắn tại tường ngay dưới điều hòa). Lưu ý đặt đầu vào aptomat hướng lên trên và đầu tải hướng xuống dưới.
Bước 4: Đấu hai dây nóng của điều hòa vào cực L tải của aptomat, dây trung tính của điều hòa đấu vào cực N tải (nếu aptomat có cực này) hoặc đấu vào dây trung tính của nguồn điện. Tương tự, đấu hai cực phía trên của aptomat với hai dây pha và trung tính của nguồn. Sau đó, siết chặt vít các đầu cực và kiểm tra.
Bước 5: Gắn mặt bảo vệ cho aptomat, đóng cầu dao tổng, đóng aptomat điều hòa và kiểm tra hoạt động của điều hòa.
Chú ý khi lắp đặt:
Vị trí đi dây và gắn aptomat điều hòa phải thông thoáng, tường không bị ẩm ướt, không đặt aptomat chính diện phía dưới điều hòa mà nên lệch sang một bên.
Khi lắp đặt aptomat, nên thông báo cho những người xung quanh biết để họ không đóng cầu dao tổng.
Khi kiểm tra điều hòa, bật công suất tối đa trong khoảng 10 phút, sau đó kiểm tra xem dây dẫn hay aptomat có bị nóng hay không để kịp thời xử lý.
Những câu hỏi liên quan
Câu hỏi 1: Không dùng điều hòa có nên ngắt aptomat không?
Nếu bạn dùng điều hòa thường xuyên, việc ngắt hay không ngắt aptomat khi không sử dụng không khác biệt nhiều. Tuy nhiên, khi bạn không dùng điều hòa trong thời gian dài, nên ngắt aptomat để tránh rủi ro về điện.
Câu hỏi 2: Có nên ngắt aptomat thay vì tắt điều hòa bằng điều khiển không?
Việc ngắt aptomat đột ngột khi điều hòa chưa tắt có thể khiến điều hòa dễ hư hỏng hơn do tắt không đúng quy trình và mất thẩm mỹ khi cánh điều hòa chưa đóng hết.
Câu hỏi 3: Nên chọn aptomat 1 cực hay 2 cực để lắp cho điều hòa?
Ưu tiên chọn aptomat 2 cực để đấu trực tiếp dây trung tính của điều hòa vào aptomat, đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
=>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn aptomat cho bếp từ
Comments