Hiện nay, các gia đình sử dụng bếp từ có công suất cao không nên cắm trực tiếp vào ổ cắm điện mà nên trang bị aptomat riêng. Để tìm hiểu cách đấu dây và lắp đặt aptomat cho bếp từ, mời bạn theo dõi hướng dẫn chi tiết từ BTB Electric dưới đây.
Vì sao nên chọn aptomat cho bếp từ?
Bếp từ gia đình thường có từ 2 đến 4 vùng nấu và sản sinh công suất điện tương đối cao. Để đảm bảo an toàn điện và duy trì dòng điện cường độ cao, cần phải đấu dây điện của bếp từ với aptomat và nguồn điện tổng, thay vì cắm trực tiếp phích cắm như các thiết bị điện khác.
Aptomat cho bếp từ có chức năng đảm bảo an toàn cho bếp từ cũng như hệ thống điện trước các rủi ro quá tải hoặc chập cháy. Bên cạnh đó, việc đấu dây điện có tiết diện lớn và khả năng chịu tải tốt là cần thiết để duy trì được công suất hoạt động lớn của bếp từ.
Cách chọn aptomat cho bếp từ theo công suất
Nên chọn aptomat MCB 1 pha 2 cực hoặc RCBO 1 pha 2 cực để đấu cho bếp từ. Lý do là bếp từ có dây pha và dây trung tính riêng cần đấu vào aptomat. Đặc biệt, RCBO có thêm tính năng chống dòng rò sẽ an toàn hơn so với MCB.
Lựa chọn aptomat cho bếp từ dựa trên công suất của bếp, tương tự như cách chọn aptomat tổng cho hộ gia đình. Thông thường, dòng cắt của aptomat sẽ cao hơn cường độ dòng điện cực đại của bếp khoảng 15 – 20%. Dưới đây là các gợi ý cụ thể theo công suất tối đa của bếp từ:
Bếp từ công suất 3000W cần dòng điện khoảng 22A, nên chọn aptomat 25A.
Bếp từ công suất 3500W cần dòng điện khoảng 26A, nên chọn aptomat 32A.
Bếp từ công suất 4000W cần dòng điện khoảng 30A, nên chọn aptomat 32A – 40A.
Bếp từ công suất 5000W cần dòng điện khoảng 37A, nên chọn aptomat 40A.
Bếp từ công suất 6000W cần dòng điện khoảng 44A, nên chọn aptomat 50A.
Khi chọn aptomat, nên chọn sản phẩm mới từ các thương hiệu uy tín trên thị trường. Tuyệt đối không tiết kiệm mà mua aptomat cũ, aptomat có dòng cắt thấp hoặc aptomat có tính năng không phù hợp.
Lưu ý khi lắp đặt aptomat cho bếp từ
Khi đấu dây nguồn của bếp từ với aptomat và chọn lựa aptomat, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
Chọn tiết diện dây tải phù hợp với công suất bếp:
Bếp 3500W: chọn dây 3mm
Bếp 5500W: chọn dây 4mm
Bếp 7000W: chọn dây 5mm
Ngắt điện và thông báo: Khi đấu dây cho bếp từ, bạn cần đảm bảo đã ngắt điện và thông báo cho người khác biết để tránh việc đóng cầu dao bất ngờ.
Nối dây tiếp đất:
Nếu hệ thống có dây tiếp đất, cần đảm bảo dây tiếp đất của bếp dài hơn các dây khác ít nhất 2cm.
Nếu hệ thống không có dây tiếp đất, bạn nên nối dài dây tiếp đất của bếp để cắm xuống đất hoặc cắm vào tường, nhằm tăng tính an toàn, tránh chập cháy gây nguy hiểm.
Chập cặp dây pha hoặc trung tính: Khi chập cặp dây pha hoặc trung tính để gắn vào aptomat, nếu lõi đồng có thể tách và uốn thì nên chập hai dây thành một trước khi gắn vào cọc tải.
Kiểm tra độ chịu tải: Sau khi đấu điện xong, bật lần lượt các bếp của bếp từ và đẩy lên công suất tối đa để kiểm tra độ chịu tải của dây và aptomat. Thời gian thử tải khoảng 2 phút.
=>>> Xem thêm: Vì sao cần chọn loại aptomat chống giật tốt nhất gia đình
Comments