MCB là một thiết bị điện quen thuộc và phổ biến trong nhiều gia đình, thường được thay thế cho các loại cầu chì cũ. Mặc dù vậy, nhiều người không để ý đến tên gọi chính xác này và thường gọi nó là aptomat tép. Vậy MCB thực sự là loại aptomat gì? Nguyên lý hoạt động và cách ứng dụng của nó trong thực tế như thế nào? BTB Electric sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn trong bài viết tổng hợp sau đây.
MCB là gì?
MCB (Miniature Circuit Breaker), còn được gọi là aptomat tép hoặc aptomat cài, là thiết bị ngắt mạch thu nhỏ, chỉ bằng lòng bàn tay. MCB chủ yếu được sử dụng trong hệ thống điện dân dụng 1 pha – 220V với dòng cắt mạch thấp.
MCB là thiết bị đóng ngắt mạch điện có khả năng phát hiện sự cố quá tải hoặc đoản mạch trên đường dây và kịp thời ngắt điện, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện. Với tính năng ưu việt và khả năng sử dụng nhiều lần, MCB đã và đang thay thế vị trí cầu dao truyền thống trong mạng điện gia đình.
Phân loại MCB
MCB là một phần không thể thiếu trong hệ thống điện 1 pha dân dụng, thương mại, và đôi khi là cả điện 3 pha công nghiệp. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy MCB tại bảng điện trong nhà đơn lẻ, chung cư, văn phòng, cơ quan, nhà hàng, khách sạn, và nhiều nơi khác. MCB còn được dùng để đấu riêng cho các thiết bị điện quan trọng trong nhà như điều hòa, bếp từ, hay bình nóng lạnh.
MCB kiểm soát hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đường dây. Khi phát hiện dòng điện quá tải hoặc hiện tượng ngắn mạch, MCB sẽ tự động ngắt nguồn điện để hạn chế rủi ro hư hỏng thiết bị hay cháy nổ.
Ưu điểm của MCB là tính tương thích với điện 1 pha và dòng cắt ngắn mạch nhỏ, từ 4,5kA đến 10kA, phù hợp cho các thiết bị điện công suất nhỏ. Với kích thước nhỏ gọn, MCB có thể lắp đặt dễ dàng ở bất kỳ đâu, không cần cố định tại tủ điện trung tâm.
Ứng dụng của aptomat MCB
MCB được phân loại theo hai cách chính: theo số pha và số cực, và theo đường cong đặc tính.
Phân loại theo số pha và số cực:
MCB 1P: MCB 1 pha 1 cực kết nối với mạch điện qua 1 dây pha, ký hiệu ở cực đấu dây là L, có 1 cần gạt đơn và sử dụng để bảo vệ điện chiếu sáng hoặc ổ cắm trong hệ thống điện 1 pha.
MCB 2P: MCB 1 pha 2 cực kết nối với 1 dây pha và 1 dây trung tính, tương ứng 2 cực L và N, có 2 cần gạt đơn và sử dụng cho hệ thống điện 1 pha.
MCB 3P: MCB 3 pha 3 cực kết nối với 3 dây pha tương ứng với 3 cực L, thiết kế 3 cần gạt đơn và sử dụng cho hệ thống điện 3 pha.
MCB 4P: MCB 3 pha 4 cực kết nối với 3 dây pha tương ứng 3 cực L và 1 dây trung tính tương ứng 1 cực N, có 4 cần gạt đơn và sử dụng cho hệ thống điện 3 pha.
Phân loại theo đường cong đặc tính:
MCB loại B: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ từ 3 – 5 lần dòng điện định mức. Thường được sử dụng cho các tải điện trở hoặc điện cảm nhỏ trong chuyển mạch đột biến nhỏ, thường trong hệ thống điện gia đình hoặc quy mô sản xuất nhỏ.
MCB loại C: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ từ 5 – 10 lần dòng điện định mức. Thường được sử dụng cho các tải cảm ứng nhỏ trong chuyển mạch đột biến cao như động cơ nhỏ, máy biến áp và đèn huỳnh quang.
MCB loại D: Phản ứng với tốc độ từ 10 – 20 lần dòng điện định mức. Thường được sử dụng cho các tải cảm ứng cao, điện xâm nhập cao thường xuyên trong môi trường công nghiệp như motor công suất lớn, trạm tích điện UPS,…
MCB loại MA: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ lên đến 12 lần dòng điện định mức, được thiết kế để bảo vệ động cơ có dòng khởi động cao.
MCB loại K: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ từ 10 – 12 lần dòng điện định mức. Thường được sử dụng để bảo vệ động cơ có dòng khởi động cao và tải cảm ứng.
MCB loại Z: Phản ứng ngay lập tức với tốc độ từ 2 – 3 lần dòng điện định mức. Được thiết kế để nhạy cảm với rủi ro ngắn mạch và thường được sử dụng để bảo vệ thiết bị bán dẫn.
=>> Xem thêm: Hướng dẫn sửa 4 lỗi điều hòa nhảy aptomat
Comments