Tủ điện PCCC là một phần không thể thiếu trong hệ thống phòng cháy chữa cháy của các công trình công nghiệp, dân dụng và thương mại có quy mô vừa và lớn. Tủ này đảm nhận vai trò quan trọng trong việc điều khiển hệ thống bơm chữa cháy, giúp phát hiện và dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng, bảo vệ an toàn cho con người và tài sản. BTB Electric sẽ cung cấp tổng quan về cấu tạo, chức năng và ứng dụng của tủ điện PCCC trong bài viết dưới đây.
Nguyên lý hoạt động của tủ điện PCCC
Khi có sự cố cháy, hệ thống báo cháy sẽ gửi tín hiệu đến rơ le, kích hoạt tủ điều khiển PCCC theo ngưỡng cài đặt cho từng loại bơm. Ban đầu, hai máy bơm điện sẽ bắt đầu hoạt động, duy trì áp suất khoảng 7-8 bar. Khi áp suất nước đạt mức 8.5 bar, bơm sẽ tự động dừng lại.

Nếu áp suất đường ống giảm xuống dưới 7 bar, bơm điện sẽ hoạt động trở lại để duy trì áp lực. Bơm bù áp được cài đặt để hoạt động trong khoảng 8-9.5 bar. Khi bơm chính ngừng hoạt động, bơm bù áp sẽ kích hoạt để đạt áp suất 9.5 bar, giúp bơm chính không bị bật tắt liên tục.
Máy bơm diesel được sử dụng như một phương án dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc khi áp suất chưa được đảm bảo bởi các bơm khác. Sau khi hoàn thành việc dập tắt đám cháy, người vận hành sẽ khóa van hệ thống chữa cháy để dừng hoạt động.
Các chế độ vận hành trên tủ điện chữa cháy
Tủ điện PCCC thường được thiết kế với hai chế độ vận hành chính: Tự động (Auto) và Thủ công (Man).
Chế độ tự động (Auto):
Hệ thống cảm biến giám sát áp lực nước trong đường ống, đảm bảo duy trì trong phạm vi cài đặt (thường trên 8 bar và dưới 4 bar, tùy theo yêu cầu).
Khi áp lực chưa đạt 8 bar, bơm bù áp sẽ được kích hoạt.
Bơm diesel sẽ hoạt động khi áp lực nước giảm dưới 4 bar, hoặc khi bơm điện không hoạt động do sự cố mất điện.

Chế độ thủ công (Man):
Người vận hành điều khiển các bơm thông qua nút nhấn và nút chuyển mạch trên tủ điện. Chế độ này phù hợp khi cần kiểm soát trực tiếp hoặc trong trường hợp không muốn sử dụng chế độ tự động.
Các hệ thống PCCC hiện đại có xu hướng sử dụng hai bơm điện chạy song song bằng máy phát điện, thay thế cho cấu hình truyền thống gồm một bơm điện và một bơm diesel. Điều này giúp giảm chi phí đầu tư, bảo trì, và loại bỏ sự cần thiết của mạch sạc điện ắc quy cho bơm diesel. Đối với các công trình lớn có máy phát điện dự phòng, bơm diesel trở nên không cần thiết.
Lưu ý khi vận hành tủ PCCC

Vị trí đặt tủ: Tủ PCCC phải được lắp đặt phía trước tủ phân phối tổng của công trình để đảm bảo luôn có điện. Trong trường hợp sự cố, dù CB tổng ngắt, nguồn điện chữa cháy vẫn được duy trì.
Điều chỉnh rơ le: Mức rơ le máy bơm nên được cài đặt dựa trên đánh giá nguy cơ cháy thực tế.
Nguồn nước:Nguồn nước cho bể chữa cháy phải được tách biệt hoàn toàn với nước sinh hoạt. Thiết bị báo cạn nước nên được tích hợp ngay trong tủ điện, thay thế cho phao tín hiệu để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.
Commentaires