Cầu dao điện là thiết bị bảo vệ hệ thống điện tự động, có khả năng ngắt mạch khi quá tải hoặc ngắn mạch xảy ra. Không giống như cầu chì chỉ dùng được một lần, cầu dao có thể tái sử dụng nhiều lần. BTB Electric sẽ giúp bạn tìm hiểu về lịch sử phát triển, nguyên lý hoạt động và những công dụng của cầu dao điện trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm cấu tạo cầu dao điện
Cầu dao điện thường bao gồm các phần sau:
Vỏ cầu dao: Được làm từ nhựa chịu nhiệt và chịu va đập tốt, có tính cách điện cao để bảo vệ các thành phần bên trong và ngăn cách các phần tiếp xúc điện.
Tiếp điểm: Gồm hai hoặc ba tiếp điểm (1 chính – 1 hồ quang hoặc 1 chính – 1 phụ – 1 hồ quang) làm từ hợp kim đồng. Khi đóng cầu dao, các tiếp điểm hồ quang, phụ, chính sẽ lần lượt đóng lại. Khi ngắt cầu dao, các tiếp điểm chính, phụ, hồ quang sẽ lần lượt mở. Tiếp điểm phụ giúp ngăn hồ quang không lan sang tiếp điểm chính.
Cầu chì: Là một thành phần quan trọng của cầu dao truyền thống, dùng để bảo vệ mạch và thiết bị điện khỏi quá tải hoặc ngắn mạch. Cầu chì thường là một dây dẫn kim loại nhỏ có độ dẫn điện cao, khi dòng điện vượt quá mức cho phép, cầu chì sẽ nóng chảy và đứt, ngắt dòng điện.
Thân cầu dao: Là nơi chứa các thành phần bên trong như tiếp điểm, lò xo và cầu chì. Thân cầu dao thường được làm từ sứ hoặc nhựa kỹ thuật để đảm bảo độ bền và khả năng cách điện.
Lò xo: Giúp duy trì lực đóng và mở tiếp điểm, đảm bảo cầu dao hoạt động chính xác và ổn định.
Tay nắm: Phần dễ nhìn thấy nhất của cầu dao, giúp người dùng thao tác đóng/mở cầu dao một cách dễ dàng.
Chốt khóa: Một số cầu dao có chốt khóa để ngăn chặn việc vô tình đóng cầu dao khi đang trong trạng thái mở.
So sánh cầu dao truyền thống và aptomat
Cầu dao có thiết kế truyền thống, đơn giản với tay gạt lớn dễ sử dụng, nhưng thông số hiển thị hạn chế, chỉ gồm điện áp và dòng điện định mức, khiến người dùng khó phân biệt. Aptomat là phiên bản cải tiến với thiết kế thể hiện số pha, số cực và nhiều chức năng như chống rò, chống giật, chống sét, và nút kiểm tra điện trên mặt, giúp tăng tính năng và tiện ích.
Cầu dao điện truyền thống được lắp trong hệ thống điện gia đình để đi dây và lắp thiết bị điện, nhưng không tự ngắt khi có sự cố. Aptomat hữu ích hơn với khả năng chống giật, chống sét và tự động ngắt khi xảy ra trục trặc, giúp ngăn ngừa cháy nổ. Thiết bị này có thể lắp đặt ở nhiều công trình khác nhau.
Công dụng thực tế của cầu dao điện
Cầu dao hiện nay là thiết bị không thể thiếu trong nhiều không gian sống và làm việc. Cầu dao đóng ngắt bằng tay thường được ưu tiên cho quy mô gia đình và chuồng trại, trong khi cầu dao tự động được sử dụng rộng rãi trong các mô hình nhà hiện đại và thông minh như chung cư và biệt thự.
Cầu dao tự động có nhiều loại cụ thể như MCCB, MCB, RCBO, RCCB,... Mỗi loại có công dụng riêng phù hợp với các môi trường cụ thể:
MCB loại B: Thích hợp cho hệ thống chiếu sáng của gia đình, văn phòng nhỏ, chung cư.
MCB loại C: Phù hợp với môi trường công nghiệp và các khu vực có dòng cảm điện cao.
MCB loại D: Dành cho các motor công suất lớn, máy hàn, máy biến áp, các trạm tích điện UPS.
MCCB: Dùng để bảo vệ tụ điện, máy phát điện, chủ yếu trong hệ thống điện thương mại hoặc công nghiệp.
RCBO: Tự động ngắt mạch khi quá tải và ngăn ngừa sự cố cháy nổ do rò rỉ điện, ứng dụng rộng rãi trong các công trình lớn như khu công nghiệp, công ty, văn phòng.
RCCB: Bảo vệ điện và chống giật cho từng tầng của các tòa nhà dân dụng như trường học, siêu thị, bệnh viện, chung cư, khách sạn hoặc bảo vệ hệ thống điện tổng.
ELCB: Sử dụng trong nhiều hệ thống điện từ nhỏ đến lớn, gồm cả 1 pha và 3 pha. Ưu tiên lắp đặt cho các thiết bị dễ xảy ra rò điện như bình nước nóng, tủ lạnh.
=>> Xem thêm: Tìm hiểu ký hiệu aptomat c32 là gì?
Comments