Có nhiều phương pháp tính toán dòng điện cho tụ bù để đảm bảo hệ số công suất cos phi luôn đạt chuẩn và tránh bị phạt. Nếu bạn còn băn khoăn về cách xác định dung lượng tụ bù chính xác, hãy tham khảo bài viết dưới đây từ BTB Electric.
Tính tụ bù dựa trên phụ tải và hệ số cosφ
Để xác định dung lượng tụ bù cần thiết dựa trên công suất phụ tải và hệ số cosφ, công thức tính như sau:
Qb=P×(tanφ1−tanφ2)
Trong đó:
Qb: Dung lượng tụ bù (kVAr)
P: Công suất phụ tải (kW)
cosφ1: Hệ số công suất trước khi bù
cosφ2: Hệ số công suất sau khi bù
Ví dụ: Nếu công suất tải P là 100kW, với hệ số cosφ trước và sau khi bù lần lượt là 0,7 và 0,95 (tương đương với tanφ1 = 1,02 và tanφ2 = 0,33), dung lượng tụ bù cần thiết sẽ là:
Qb=100×(1,02−0,33)=69kVAr
Tính dòng tụ bù dựa trên công suất trạm biến áp
Khi không có phụ tải cụ thể, cách tính dung lượng tụ bù điện có thể được tính dựa trên công suất trạm biến áp, sử dụng công thức:
Qbù = (0,4→0,5) × Smba
Ví dụ: Với trạm biến áp có công suất Smba = 1500 kVA, dung lượng tụ bù tối thiểu sẽ là:
Qbù = 0,4×1500 = 600kVAr
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp khi hệ số cosφ của tải đạt ít nhất 0,75 và tải tối đa khoảng 80%. Nếu tải của trạm biến áp thấp hơn, có thể dẫn đến tình trạng bù thiếu khi áp dụng công thức này.
Chọn tụ bù dựa trên hóa đơn điện
Dựa trên các chỉ số từ hóa đơn tiền điện, chúng ta có các thông số sau:
Số kWh giờ bình thường (BT): 1.064.410 – 1.033.830 = 30.580 kWh
Số kWh giờ cao điểm (CD): 330.665 – 322.013 = 8.652 kWh
Số kWh giờ thấp điểm (TD): 32.836 – 31.945 = 891 kWh
Tổng số kWh: 30.580 + 8.652 + 891 = 40.123 kWh
Giả sử nhà xưởng sản xuất liên tục 24/24:
Số kWh trong 1 ngày: 40.123/30 = 1.337,4 kWh
Công suất tiêu thụ trung bình: 1.337,4/24 = 55,7 kW
Với cosφ trong hóa đơn là 0,82, tra bảng hệ số k cần bù để đạt cosφ = 0,95 là 0,37.
Chọn độ dự trữ là 40%, công suất bù cần thiết Qb = 55,7 x 0,37 x 1,4 = 28,9 kVAr.
Do đó, bạn nên chọn tụ bù công suất phản kháng 30 kVAr để tránh bị phạt tiền điện trong hóa đơn.
=>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn tụ bù điện
Comentarios