top of page
  • Ảnh của tác giảEtinco MKT

Hướng dẫn cách đấu aptomat cho hệ thống điện gia dụng

Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện gia dụng trong nhà thế nào cho chuẩn và an toàn? Bạn cần chú ý những gì trong quá trình chọn lựa và lắp đặt aptomat? BTB Electric sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây.

Chọn aptomat tốt cho điện gia dụng

Mọi hệ thống điện trong gia đình đều cần những chiếc aptomat chất lượng. Aptomat là thiết bị hữu hiệu để kiểm soát nguồn điện, kịp thời phát hiện các sự cố về điện và cắt mạch điện. Không chỉ bảo vệ hệ thống khỏi quá tải và ngắn mạch, aptomat còn có thêm chức năng chống dòng rò, tránh nguy cơ giật điện cho người sử dụng.



Nếu như cầu chì chỉ sử dụng được một lần và cầu dao cần thao tác thủ công, thì aptomat có cơ chế ngắt mạch tự động rất an toàn. Mọi sự cố đều được ngăn chặn kịp thời.

Trong gia đình ngày nay có sử dụng nhiều thiết bị gia dụng công suất lớn như bếp điện, điều hòa, máy sưởi, bình nước nóng,… Các thiết bị này lại thường được sử dụng cùng lúc, tạo nên dòng điện có cường độ cao trong hệ thống. Điều này diễn ra trong thời gian dài mà không có aptomat khiến dây điện nóng lên, nguy cơ quá tải điện, chập mạch, hiện tượng hồ quang điện rất cao, có thể dẫn đến cháy, nổ. Hiện tượng này vừa ảnh hưởng xấu tới các thiết bị điện, vừa đe dọa sức khỏe người sử dụng. Việc sử dụng aptomat trong trường hợp này là rất cần thiết để hạn chế tối đa thiệt hại và đảm bảo an toàn cho gia đình bạn.

Cách đấu aptomat cho điện gia dụng



Cách đấu aptomat an toàn và đúng kỹ thuật từ BTB Electric:

  • Cắt điện: Cắt điện từ công tơ điện ở ngoài trụ điện và thông báo cho những người khác biết rằng đang sửa điện.

  • Kiểm tra điện: Dùng bút thử điện kiểm tra lại các thiết bị để đảm bảo đã hết điện hoàn toàn. Chỉ khi chắc chắn không còn điện, bạn mới bắt đầu đấu aptomat.

  • Gắn aptomat: Bắt vít aptomat vào trong tủ điện hoặc bảng điện có nắp đậy. Lưu ý bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng. Đặt đầu line nối điện lưới ở phía trên, đầu load nối điện tải ở phía dưới.

  • Đấu dây: Đấu dây điện vào aptomat. Đảm bảo đấu đúng cọc L với dây pha, cọc N với dây mass. Sau khi vặn chặt vít, kiểm tra lại để đảm bảo độ chắc chắn.

  • Kiểm tra hoạt động: Kiểm tra aptomat có hoạt động không bằng cách tăng tải để aptomat tự ngắt. Nếu có phần dây tiếp địa, hãy nối vào vỏ của phụ tải rồi nối xuống đất.

Cách chọn aptomat gia dụng phù hợp

Điều đầu tiên cần làm trước khi chọn aptomat phù hợp cho hệ thống điện gia đình là tính toán tổng công suất của các thiết bị điện. Từ số liệu này, bạn sẽ có cơ sở để chọn CB theo công suất.



Cường độ dòng điện của các thiết bị được tính theo công thức:

  • P: Công suất tiêu thụ của các thiết bị điện (W)

  • U: Hiệu điện thế, với mạng điện gia đình là 220 (V)

  • I: Cường độ dòng điện (A)

  • cos: Hệ số công suất, ở đây là 0,8

Ví dụ, một chiếc aptomat tổng điển hình cho điện gia đình có I = 63A. Như vậy, bạn cần đảm bảo cường độ dòng điện khi các thiết bị hoạt động hết công suất không vượt quá con số này.

Bạn có thể lựa chọn công suất aptomat theo mục đích sử dụng như sau:

  • Aptomat 16A: Sử dụng cho thiết bị điện từ dưới 2500W, phòng ngủ nhỏ 15m2, hệ thống điện trang trí.

  • Aptomat 20A – 25A: Sử dụng cho các thiết bị điện 1800W – 4500W hoặc phòng ngủ nhỏ 15m2.

  • Aptomat 30A – 40A: Sử dụng cho các thiết bị điện 5000W – 8000W, phòng ngủ vừa, phòng khách, bếp.

  • Aptomat 50A: Sử dụng cho phòng khách, phòng ngủ master hoặc thiết bị điện công suất lớn.

  • Aptomat 63A: Đặt làm aptomat tổng.

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page